Thứ Hai, 31 tháng 12, 2012

6 BÀI HỌC XƯƠNG MÁU

-

Bài học 1

Ông chồng đi tắm sau khi vợ vừa mới tắm xong, đúng lúc chuông cửa reo.

Vợ vội quấn khăn tắm vào và chạy xuống mở cửa. Cửa mở thì ra là ông hàng xóm Bob. Chị vợ chưa kịp nói gì thì Bob bảo:
- Tôi sẽ đưa cho chị 800 đô nếu chị buông cái khăn tắm kia ra .

Suy nghĩ 1 chút rồi chị vợ buông khăn tắm, đứng trần truồng trước mặt Bob. Sau vài giây ngắm nghía, Bob đưa 800 đô cho chị vợ rồi đi. Chị vợ quấn lại khăn tắm vào người rồi đi lên nhà.

Vào đến phòng tắm, chồng hỏi: Ai đấy em?

- Vợ: ông Bob hàng xóm.

- Chồng: Tốt. thế hắn có nói gì đến số tiền 800 đô hắn nợ anh không?

--> Bài học xương máu: Nếu anh trao đổi thông tin tín dụng với cổ đông của mình kịp thời thì anh đã có thể ngăn được sự “phơi bày”.

Bài học 2

1 nhân viên bán hàng, 1 thư ký hành chính và 1 Sếp quản lý cùng đi ăn trưa với nhau, họ bắt được 1 cây đèn dầu cổ. Họ xoa tay vào đèn và thần đèn hiện lên. Thần đèn bảo: “ta cho các con mỗi đứa 1 điều ước”.

-Tôi trước! tôi trước! – thư ký hành chính nhanh nhảu nói: tôi muốn được ở Bahamas lái canô và quên hết sự đời. Puff. Cô thư ký biến mất.

Tôi! Tôi! anh nhân viên bán hàng nói: tôi muốn ở Hawaii nằm dài trên bãi biển có nhân viên massage riêng, nguồn cung cấp Pina Coladas vô tận và với người tình trăm năm. Puff. anh nhân viên bán hàng biến mất.

Ok tới lượt anh. Thần đèn nói với ông quản lý. Ông quản lý nói: tôi muốn 2 đứa đấy có mặt ở Văn phòng làm việc ngay sau bữa trưa.

--> Bài học xương máu: luôn luôn để Sếp phát biểu trước.

Bài học 3 -

Một tu-sĩ nam ngỏ ý mời tu-sĩ nữ đi chung xe. Người nữ chui vào xe, ngồi bắt chéo chân để lộ 1 bên bắp chân. Người nam suýt nữa thì gây tai nạn. Sau khi điều chỉnh lại tay lái, người nam thò tay mò mẫm lên đùi người nữ. Nữ kêu: “Xin ngài, hãy nhớ điều răn 129″. Nam liền bỏ tay ra. Nhưng sau khi vào số, nam lại tiếp tục sờ soạng chân nữ. Một lần nữa nữ kêu: “Xin ngài, hãy nhớ điều răn 129″. Nam thẹn quá: “xin lỗi nữ, tôi trần tục quá”. Tới nơi, nữ thở dài và bỏ đi. Vừa tới nhà tu, nam vội chạy vào thư viện tra cứu ngay cái điều răn 129 ấy, thấy đề: "Hãy tiến lên, tìm kiếm, xa hơn nữa, con sẽ tìm thấy hào quang."

--> Bài học xương máu: Nếu anh không nắm rõ thông tin trong công việc của mình anh sẽ bỏ lỡ 1 cơ hội lớn.

Bài học 4

Một con gà tây trò chuyện với một con bò. “Tớ muốn mình có thể trèo tới trên ngọn cây kia,” nó thở dài than, “nhưng tớ chẳng đủ sức.” “Sao cậu không nhấm nháp chút đồ phế thải của tớ?” Con bò đáp, “Bổ lắm đó.” Con gà tây đớp vào đống phân bò và thực sự có được sức mạnh để trèo được lên một cành cây thấp nhất.Ngày hôm sau, sau khi đớp thêm một mớ phân bò nữa, con gà tây leo lên được cành thứ hai. Cuối cùng, sau bốn hôm đớp phân bò như thế, con gà tây hãnh diện trèo được lên đậu trên ngọn cây.Tức thì nó bị một nông dân trông thấy, và ông ta bắn nó rơi khỏi ngọn cây.

--> Bài học xương máu: Xạo sự,dối trá có thể đưa anh lên đỉnh cao,nhưng không giúp anh bám trụ được lâu dài.

Bài học 5
Con chim nhỏ bay về phương Nam tránh rét.Trới lạnh quá con chim bị đông cứng lại và rơi xuống một cánh đồng lớn.Trong lúc nó nắm đấy một con bò đi qua ị vào người nó.Con chim nằm giữa đống phân bò nhận ra rằng người nó đang ấm dần.Đống phân ấy ủ ấm cho nó.Nó nằm đấy thấy ấm áp và hạnh phúc,nó bắt đầu cất tiếng hót yêu đời.Con mèo đi ngang nghe tiếng chim hót liền tới thám thính.Lần theo âm thanh con mèo phát hiện ra con chim nằm dưới đống phân,nó liền bới con chim ra ăn thịt.

--> Bài học xương máu:
1. Người ị vào mình chưa hẳn là kẻ thù của mình
2. Người kéo mình ra khỏi đống đống phân chưa hẳn là bạn mình
3. Và khi đang ngập ngụa trong đống phân thì tốt nhất là ngậm cái mồm lại.

 
Bài học 6

1 con đại bàng đang đậu trên cây nghỉ ngơi,chẳng làm gì cả. 1 con thỏ con nhìn thấy thế hỏi: Tôi có thể ngồi không và chẳng làm gì như anh được không? Đại bàng trả lời: được chứ, sao không. Thế là con thỏ ngồi xuống nghỉ ngơi. Bỗng dưng 1 con cáo xuất hiện, vồ lấy ăn thịt con thỏ.

--> Bài học xương máu:
Để được ngồi không chẳng làm gì anh phải ngồi ở trên cao, cao thật là cao.
 
 

Thứ Tư, 26 tháng 12, 2012

Ông già Nô-en đi đâu ?

http://nhattuan2011.blogspot.com/2012/12.html


“Đêm Noel …đêm Noel…chuông giáo đường vang lên …”, tiếng hát rộn rã khắp các…tụ điểm internet đường truyền cáp quang trai gái tha hồ chít chát, ngắm nghía chỗ kín qua webcam. Giáng sinh năm nay, giá cả leo thang, thất nghiệp gia tăng, đường phố kẹt xe  bà con chỉ muốn ngồi nhà. Quanh Nhà thờ Đức Bà, cửa nhà thờ Tân Định không còn cảnh “họp” chợ bán cây thông, ông già Noel và thiệp mừng Giáng Sinh, tất cả lui hết vào cửa hàng, siêu thị sách, tràn ngập thiệp thủ công mẫu mã mới lạ, vật liệu cao cấp, rồi cây thông, ông già Noel “nhồi bông” giá trên  trời giành cho con nhà giàu , còn dân lao động đâu có biết…Giáng Sinh là cái chi, chỉ đi ngắm qua vậy thôi.
 
Tối Nô-en, cô Phượng cave ngồi trong quán ca cẩm :
” Nô-en năm nay kỳ thiệt, cả đến ông già Nô-en nghe nói cũng không thèm vô phát quà cho con nít...”
 
Thằng Bảy xe ôm cất giọng an ủi :
” Chị Phượng đừng buồn, ông già Nô-en phải tới các nước văn minh  Mỹ. Anh, Pháp, Nhật rồi mới tới Việt Nam nghèo nàn lạc hậu .”
 
Cô Phượng cave cáu kỉnh :
” Thằng Bảy xe ôm biết con mẹ gì, nghèo nàn lạc hậu như Cam-pu- chia ổng cũng vào kìa. Rồi Bắc Hàn, Nam Hàn, Malaisia, Indo, Philippine, Miến Điện…ổng vào tuốt luốt phát quà cho con nít búa xua luôn. Chẳng hiểu sao riêng Việt Nam ổng chưa chịu vào mới kỳ?”
 
Gã Ký Quèn cười hô hố :
“ Cô Phượng cave biết vì sao ông già Nô-en không vào nước ta không ? Tại ông sợ kẹt xe đó, kẹt xe như ở Sàigòn tối qua đi phát quà sao được ?”
 
Cô Phượng cave cãi :
“ Ong già Nô-en đi phát quà bằng xe bay trên trời chớ có chạy trên phố đâu mà sợ kẹt xe ?”
 
Thằng Bảy xe ôm chen ngang :
“ Đúng rồi, ông già Nô-en bay trên trời đâu có sợ kẹt xe. Ong không vào Việt Nam chẳng qua không … xin được VISA .”
 
Cô Phượng cave trợn mắt kinh ngạc :
“ Sao ông già Nô-en không xin được VISA ? Đảng, Nhà nước chủ trương mở cửa chào đón các nhà đầu tư mà ?”
 
Thằng Bảy xe ôm cười lớn :
“ Nhưng ông già Nô-en đâu phải nhà đầu tư ? Ong chỉ mang quà cho con nít thôi. Bởi vậy ổng không thuộc diện ưu tiên,muốn có VISA nhất thiết phải làm thủ tục “đầu tiên” tức “tiền đâu”. Mà ông già Nô-en đâu có biết “văn hoá phong bì” mà nộp tụi nó….”
 
Ong Tư Gà nướng tham gia :
“ Không phải, năm nay ông già Nô-en không tới Việt Nam không phải vì không xin được VISA , ổng vô bằng xe bay trên trời đâu có qua cửa khẩu sân bay nào mà cần VISA ? Ong không vô Việt Nam là vì ở đây thủ tục nhiêu khê lắm. Muốn trao quà cho con nít phải thông qua Mặt trận Tổ Quốc . Ong mà trực tiếp tới gặp con nít trao quà là công an bắt liền.”
 
Cô Phượngcave cave cáu :
“ Chú Tư Gà nướng nói gì kỳ ? Ong già Nô-en trao quà cho con nít mắc mớ gì công an bắt?”
 
Ong Tư Gà nướng cười khì khì :
“ Con Phượng cave sống ở Sàigòn mà chẳng biết con mẹ gì về công an . Tại sao trao quà cho con nít không thông qua Mặt trận ? Muốn tiếp tế cho các phần tử xấu trong nước phải không ? Bởi vậy ông già Nô-en chạy mất tiêu không dám ghé Việt Nam.”
 
Thằng Bảy xe ôm lắc đầu :
” Trật hết...trật hết...ông già Nô-en không vào Việt Nam không phải vì không xin được VISA hay phát quà cho con nít phải qua mặt trận tổ quốc mà chính là ông sợ mua nhầm phải hàng đều, hàng độc của Trung Quốc lan tràn ngoài chợ phát cho con nít lỡ ra tụi nó có sao thì ông già Nô-en bị Nhà nước Việt Nam truy tố tội đầu độc con nít .”
 
Cô Phượng cave cười cười :
” Mày nói vậy thì cố nội ông già Nô-en cũng không dám bén mảng tới Việt Nam...”
 
 

Thứ Sáu, 21 tháng 12, 2012

Cảm xúc văn chương

Hai vợ chồng thấy thằng con trai học văn kém quá thì lo sốt vó. Thay vì mắng mỏ, la rầy thì họ lại chọn phương pháp sư phạm hiện đại, gợi mở thẩm mỹ, bồi dưỡng cảm xúc văn chương cho con.
 
Vợ bảo chồng:
- Anh còn nhớ bài văn, bài thơ nào hay hay hồi nhỏ mình học, anh đọc cho em và con nghe một bài đi.
Ông chồng liền đọc:
Bố Tý làm công nhân
Ở bến tàu khuân vác
Vừa làm lại vừa hát
Trong buổi sáng mùa xuân.
Thằng con học lớp 10 nghe xong cười phe phé, bảo:
- Thảo nào chế độ Xã hội chủ nghĩa của bố chưa thành công là đúng rồi bố ạ.
- Sao, con nói sao? - Bà mẹ ngạc nhiên.
- Thì đấy, bố Tý làm công nhân khuân vác ở bến cảng mà vừa làm vừa hát, thì lấy đâu năng suất, thì quá là dạo chơi, chứ làm lụng cái gì?
- Thôi! Thôi, anh đọc bài khác đi - Bà vợ giục.
Ông chồng hắng giọng:
Trời mưa, trời gió đùng đùng
Cha con ông Sùng đi lấy cứt trâu
Lấy về trồng bí trồng bầu
Trồng hoa, trồng quả, trồng trầu, trồng cau.
Thằng con nghe xong lại cười phe phé, bảo:
- Khổ! Con trâu trong bài thơ này bị bệnh táo bón rồi mẹ ơi!
- Sao, sao con lại nói thế?- Bà mẹ bức xúc
- Thì đấy, mưa gió xối xả, sấm chớp đùng đùng như thế mà cứt trâu không bị tan ra, trôi đi, thì cứt nó phải cứng ngắc rồi. Rõ là con trâu này bị bệnh táo bón, chứ còn gì nữa.
Hí…hí…hí…



Việt Nam là nhất

.

Obama từ thời nhỏ đã rất hâm mộ Khổng tử, do đó khi làm tổng thống ông ta quyết định đến thăm bốn nước theo Đạo Khổng. Ngay khi về nước, Obama phải gặp ngay ông anh để kể lể về chuyến thăm này.

Bill: Chú công tác thế nào? Có gì hay không kể anh nghe?

Obama: Dạ em đến Nhật Bản trước tiên ạ.

Bill: Ừ, nước này phát triển lắm đấy, chú thấy sao?

Obama: Dạ, nó bắt em đi bộ gần chết vì nó bảo xe Cadillac One của em tốn xăng và có lượng khí thải vượt mức cho phép ạ.

Bill :Ờ, chuyện thường, anh bị rồi. Sau đó đi đâu?

Obama: Dạ em qua Hàn Quốc, định vừa thăm vừa mua ít sâm về biếu anh.

Bill: Ừ, hàng họ ở đó cũng hay phết, anh có mấy con bồ bên đó. Chú thấy sao?

Obama: Dạ, em cũng đi bộ gần chết ạ.

Bill: Ơ, bọn này nó đâu có sợ chết như mấy thằng Nhật??? 

Obama: Vâng, nhưng dân nó thấy xe của em đẹp, nó chặn mẹ nó lại, gắn hoa vào và thi nhau chụp ảnh cưới các kiểu.

Bill: Ừ, anh quên bảo chú bọn Hàn nó sến lắm. Mà sao không tranh thủ bị nó chặn xe, chú không đi nhuộm tóc và làm lại mầu da cho nó giống sao Hàn?

Obama: Dạ tại em bận qua Trung Quốc ạ.

Bill: Sang đó có gì hay không, nó đang tranh chấp hằm hè quyền kiểm soát biển Đông với mình đấy, bọn này nó đông dân nên tinh vi lắm.

Obama: Dạ em không biết, em nghe bọn đàn em trình là xe Cadillac One của em vừa đến đầu phố, cuối phố mấy thằng Tầu đã làm ra ra bốn cái Cadillac One giống hệt, sửa tên thành Dielac One và còn gắn thêm còi 30 bản nhạc và đèn nháy ạ.

Bill: Ôi, thế chú là may đấy, anh đến chỗ này có tí mà 9 tháng sau chúng nó còn làm ra mấy thằng Bill giống hệt anh thì sao. Thế còn nước cuối cùng?

Obama: Rời Trung Quốc em sang Việt Nam luôn, xưa em có mấy ông chú đi lính nên cũng có vài chỗ quen biết ở đây, sang thăm tiện thể hỏi thăm họ hàng một thể .

Bill: Thế vui vẻ chứ? Nước này thân thiện lắm, không thù hằn mình nữa.

Obama: Vâng, em lái xe Cadillac One đi một đoạn nhưng…

Bill: Nhưng sao, nó cấm vì khí thải cao à?

Obama: Dạ không, xe em còn ngon gấp vạn lần xe bus của bọn nó, đi sau xe bus của bọn nó còn đếch nhìn thấy đường, em phải dùng định vị toàn cầu mà lái đó.

Bill: Thế nó lại chặn lại chụp ảnh cưới à?

Obama: Không ạ, dân ở đây vội lắm, em dừng lại đèn đỏ chúng nó còn chửi em là thằng ngu. Nói gì đến chuyện dừng lại chụp ảnh.

Bill:Thế nó lại làm Cadillac One giả à?

Obama: Không ạ, lúc em sang đến nơi thì bọn Trung Quốc đã mang Dielac One sang bán tràn ngập giá rẻ như xe công nông. Dân tình chạy tưng bừng đầy phố làm mấy thằng mật vụ của em đếch biết em đi xe nào, lạc mẹ nó mất.

Bill: Thế tóm lại là chú bị làm sao?

Obama: Dạ em vừa dừng xe vào mua bao thuốc, quay ra đã mất mẹ nó đôi kiếng chiếu hậu ạ.

Bill: Ôi giời, ra chợ trời mà kiếm lại, đúng đôi của mình luôn, giá rẻ, có số chưa anh cho số mấy thằng em???

Obama: Vâng, chính vậy em quyết định sẽ chọn Việt Nam để chơi lâu dài ạ.

Bill: Tại sao? Chú vẫn chưa tìm được đôi kiếng của xe Cadillac One à?

Obama: Dạ không, so sánh cả 4 nước em thấy người Việt rất tuyệt. Khả năng lần mò tốt, đi đường bụi thế mà vẫn đi được. Thứ hai là rất năng động, dừng đèn đỏ còn không dừng lại vì sợ muộn.Thứ nữa là hành động rất thẳng thắn và anh hùng: Bẻ kiếng giữa thanh thiên bạch nhật, không sợ chết như bọn Nhật, không sến như bọn Hàn Quốc và cũng không gian dối như bọn Tầu.

Bill: Ờ, công nhận. Việt Nam là nhất!!! 


Giấy chứng nhận làm… Người

.

Trên đoàn tàu, cô soát vé hết sức xinh đẹp cứ nhìn chằm chằm vào người đàn ông lớn tuổi áng chừng đi làm thuê, hạch sách:
-Vé tàu!
Người đàn ông lớn tuổi lục khắp người từ trên xuống dưới một thôi một hồi, cuối cùng tìm thấy vé, nhưng cứ cầm trong tay không muốn chìa ra.
Cô soát vé liếc nhìn vào tay anh, cười trách móc:
- Đây là vé trẻ em.
Người đàn ông đứng tuổi đỏ bằng mặt, nhỏ nhẹ đáp:
- Vé trẻ em chẳng phải ngang giá vé người tàn tật hay sao?
Giá vé trẻ em và người tàn tật đều bằng một nửa vé, đương nhiên cô soát vé biết. Cô nhìn kỹ người đàn ông một lúc rồi hỏi:
- Anh là người tàn tật?
- Vâng, tôi là người tàn tật.
- Vậy anh cho tôi xem giấy chứng nhận tàn tật.
 
Người đàn ông tỏ ra căng thẳng. Anh đáp:
- Tôi… không có giấy tờ. Khi mua vé cô bán vé bảo tôi đưa giấy chứng nhận tàn tật, không biết làm thế nào, tôi đã mua vé trẻ em
Cô soát vé cười gằn:
- Không có giấy chứng nhận tàn tật, làm sao chứng minh được anh là người tàn tật?
Người đàn ông đứng tuổi im lặng, khe khẽ tháo giầy, rồi vén ống quần lên – Anh chỉ còn một nửa bàn chân.
Cô soát vé liếc nhìn, bảo:
- Tôi cần xem chừng từ, tức là quyển sổ có in mấy chữ “Giấy chứng nhận tàn tật”, có đóng con dấu bằng thép của Hội người tàn tật!
Người đàn ông đứng tuổi có khuôn mặt quả dưa đắng, giải thích:
- Tôi không có hộ khẩu của địa phương, người ta không cấp sổ tàn tật cho tôi. Hơn nữa, tôi làm việc trên công trường của tư nhân. Sau khi xảy ra sự cố ông chủ bỏ chạy, tôi cũng không có tiền đến bệnh viện giám định…
 
Trưởng tàu nghe tin, đến hỏi tình hình.
Người đàn ông đứng tuổi một lần nữa trình bày với trưởng tàu, mình là người tàn tật, đã mua một chiếc vé có giá trị bằng vé của người tàn tật …
Trưởng tàu cũng hỏi:
- Giấy chứng nhận tàn tật của anh đâu?
Người đàn ông đứng tuổi trả lời anh không có giấy chứng nhận tàn tật, sau đó anh cho Trưởng tàu xem nửa bàn chân của mình.
Trưởng tàu ngay đến nhìn cũng không thèm nhìn, cứ nhất quyết nói:
- Chúng tôi chỉ xem giấy chứng nhận, không xem người. Có giấy chứng nhận tàn tật chính là người tàn tật, có giấy chứng nhận tàn tật mới được hưởng chế độ ưu đãi vé người tàn tật. Anh mau mau mua vé bổ sung.
 
Người đứng tuổi bỗng thẫn thờ. Anh lục khắp lượt các túi trên người và hành lý, chỉ có bốn đồng, hoàn toàn không đủ mua vé bổ sung. Anh nhăn nhó và nói với trưởng tàu như khóc:
- Sau khi bàn chân tôi bị máy cán đứt một nửa, không bao giờ còn đi làm được nữa. Không có tiền, ngay đến về quê cũng không về nổi. Nửa vé này cũng do bà con đồng hương góp mỗi người một ít để mua giùm, xin ông mở lượng hải hà, giơ cao đánh khẽ, nương bàn tay cao quý, tha cho tôi.
Trưởng tàu nói kiên quyết:
- Không được.
Thừa dịp, cô soát vé nói với Trưởng tàu:
- Bắt anh ta lên đầu tàu xúc than, coi như làm lao động nghĩa vụ.
Nghĩ một lát, trưởng tàu đồng ý:
- Cũng được.
 
Một đồng chí lão thành ngồi đối diện với người đàn ông đứng tuổi tỏ ra chướng tai gai mắt, đứng phắt lên nhìn chằm chằm vào mắt vị trưởng tàu, hỏi:
- Anh có phải đàn ông không?
Vị trưởng tàu không hiểu, hỏi lại:
- Chuyện này có liên quan gì đến tôi có là đàn ông hay không?
- Anh hãy trả lời tôi, anh có phải đàn ông hay không?
- Đương nhiên tôi là đàn ông!
- Anh dùng cái gì để chứng minh anh là đàn ông? Anh đưa giấy chứng nhận đàn ông của mình cho mọi người xem xem?
Mọi người chung quanh cười rộ lên.
 
Thừ người ra một lát, vị truởng tàu nói:
- Một người đàn ông to lớn như tôi đang đứng đây, lẽ nào lại là đàn ông giả?
Đồng chí lão thành lắc lắc đầu, nói:
- Tôi cũng giống anh chị, chỉ xem chứng từ, không xem người, có giấy chứng nhận đàn ông sẽ là đàn ông, không có giấy chứng nhận đàn ông không phải đàn ông.
Vị trưởng tàu tịt ngóp, ngay một lúc không biết ứng phó ra sao.
 
Cô soát vé đứng ra giải vây cho Trưởng tàu. Cô nói với đồng chí lão thành:
- Tôi không phải đàn ông, có chuyện gì ông cứ nói với tôi.
Đồng chí lão thành chỉ vào mặt chị ta, nói thẳng thừng:
- Cô hoàn toàn không phải người!
Cô soát vé bỗng nổi cơn tam bành, nói the thé:
- Ông ăn nói sạch sẽ một chút. Tôi không là người thì là gì?
 
Đồng chí lão thành vẫn bình tĩnh, cười ranh mãnh, ông nói:
- Cô là người ư? Cô đưa giấy chứng nhận “người” của cô ra xem nào…
Mọi hành khách chung quanh lại cười ầm lên một lần nữa.
Chỉ có một người không cười.

Chỉ được cười nông dân

Buổi sáng, anh phóng viên chịu trách nhiệm biên tập chuyên mục tiểu phẩm và vui cười của tờ báo tỉnh X vừa đến toàn soạn thì có đã có lệnh lên gặp tổng biên tập ngay. Nhét vội mấy tiểu phẩm vừa viết xong vào túi, anh hớt hải lên phòng tổng biên tập.
Vừa nhìn thấy anh, ông tổng biên tập chỉ tờ báo mới trên bàn hỏi: - Cậu viết truyện cười này phải không?
Anh cầm tờ báo lên xem rồi phấn khởi nói: - Đúng ạ! Tiểu phẩm “Bệnh thành tích” này được nhiều bạn đọc hoan nghênh lắm ạ…
- Hoan nghênh gì mà hoan nghênh, nguy đến nơi rồi hiểu không… - Ông cắt lời anh: - Cậu ám chỉ ông chủ tịch tỉnh phải không?
- Không… không… phải đâu ạ!
- Thế sao ông ấy vừa gọi điện đến nói tiểu phẩm này là ám chỉ ông ấy. Ông ấy chỉ thị cho ban biên tập phải kiểm điểm tác giả, xử lý kỷ luật… Thôi cậu về viết bản tự kiểm điểm dần đi…
- Nhưng… đây chỉ là một tác phẩm văn chương…
Anh phóng viên đang giãi bày thì có tiếng ồn ào ngoài hành lang. Cánh cửa bật mở. Ngài giám đốc sở Văn hoá đại chúng của tỉnh xô cửa bước vào. Nét mặt ngài hầm hầm: - Báo chí các anh là cơ quan làm văn hoá mà lại phê phán văn hoá à!
Ông tổng biên tập ngạc nhiên: - Phê phán khi nào ạ?
- Đây này, bài thơ “bút tre” trong mục vui cười:
Lễ hội văn hóa tỉnh ta
Vui thì vui đấy nhưng mà tốn tiên (tiền).
Hát hò, vật, võ liên miên
Quan dưới xơi ít, quan trên xơi nhiều,
Tiền tài trợ thoải mái tiêu…
Ngài giám đốc ném tờ báo xuống bàn nói. Ông tổng biên tập cầm lên xem ngạc nhiên:- Thưa anh! Đây là số báo xuất bản từ… năm ngoái đấy ạ!
- Nhưng cuối năm nay thanh lý đám báo biếu cũ tôi mới chợt nhìn thấy và đọc bài thơ này, thì ra là từ năm ngoái các ông đả kích ngành văn hóa tỉnh ta. Thảo nào hôm qua họp bàn về chuẩn bị lễ hội đầu năm tới nhiều người cứ nhìn tôi cười cười… Thế có chết không chứ…
Ông tổng biên tập phải xuýt xoa xin lỗi, dàn hoà mãi ngài giám đốc sở mới chịu ra về. Ngài giám đốc sở đi rồi, ông tổng biên tập quay lại hỏi anh phóng viên: - Bài thơ này cũng là do cậu sáng tác phải không?
- Vâng… vâng…
- Thế đấy, cậu cứ hay phê phán ngành này, chỉ trích ngành nọ, động chạm đến ông nọ, bà kia, phiền toái lắm… Rồi còn một loạt đơn thư đây nữa này. Đều là kiện báo ta phê phán, đả kích họ.
- Hay là từ nay báo ta bỏ hẳn mục tiểu phẩm, vui cười đi ạ!
Anh phóng viên đề nghị. Ông tổng biên tập cáu: - Bỏ là bỏ thế nào! Bỏ thì ai người ta đọc báo tỉnh nữa. Báo tỉnh quanh năm suốt tháng hết tin, bài, ảnh tường thuật về đồng chí lãnh đạo này đi thăm nói chuyện tại nhà máy X, đồng chí lãnh đạo kia đi chỉ đạo công tác khuyến nông, công tác kế hoạch hoá gia đình ở huyện B, huyện C. Mà những “chỉ đạo” ấy ở đâu cũng chung chung, giống hệt nhau, chả có gì mới, ai người ta đọc…
- Vậy thì biết làm thế nào!
- Từ bây giờ cậu chỉ được viết tiểu phẩm vui cười về những ai không có báo, không mua báo, không được biếu báo thôi, để họ không biết mà khiếu kiện nữa.
- Nghĩa là hạn chế, thu hẹp đề tài?
- Đúng! Không được viết tiểu phẩm cười về lãnh đạo các cấp, về các cơ quan công an, hải quan, toà án, y tế, giáo dục, thuế vụ, các nhà máy, doanh nghiệp, dân buôn bán, người đạp xích lô, thợ cắt tóc, vá xe…
- Thế thì không còn cái gì để viết nữa ạ?
- Không là thế nào, cậu thử suy nghĩ xem sao!
Anh phóng viên nghĩ một lúc rồi lắc đầu. Ông tổng biên tập cũng suy nghĩ hồi lâu. Chợt ông reo lên:- Đúng rồi! Cậu chỉ được viết tiểu phẩm về nông dân, chỉ được cười nông dân thôi. Nông dân thì làm quái gì có tiền mà mua báo. Cười nông dân là an toàn nhất…

.

Đạt và vượt chỉ tiêu

Theo chỉ đạo của trên, quận triệu tập một cuộc họp khẩn để các ngành báo cáo thành tích đặng tổng hợp thành bài tham luận tổng kết phong trào nhân dịp hội nghị toàn thành. Yêu cầu của lãnh đạo quận là phải chỉ ra những việc làm cụ thể gắn với những sự kiện của quận từ đầu năm đến nay.
Đại diện phòng công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp: Nhân dịp đại hội hội Người cao tuổi của quận, hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp Vĩnh Hằng đã lập thành tích đóng vượt mức 24 cái hòm (quan tài), tăng 43% so với cùng kỳ năm ngoái.
Đại diện trung tâm y tế: Tiến tới ngày Dân số thế giới, trung tâm đã hút điều hoà kinh nguyệt cho 53 ca, vượt chỉ tiêu đề ra 13 ca. Hoàn thành kế hoạch trước thời hạn hai tháng.
Đại diện toà án: Tiến tới ngày Gia đình Việt Nam, toà án nhân dân quận đã xử 41 vụ ly hôn, đạt 120% kế hoạch năm.
Đại diện cơ quan quản lý thị trường: Thực hiện chủ trương Người Việt dùng hàng Việt, chỉ trong tháng khuyến mãi bán hàng tiêu dùng Việt Nam, lực lượng quản lý thị trường đã kiểm tra, thu giữ 10.054 sản phẩm, nhãn hàng kém chất lượng đang lưu hành trên thị trường; lập biên bản 44 cơ sở sản xuất hàng nhái, hàng giả… Xử phạt và thu nộp vào ngân sách 36 triệu đồng. Chỉ trong một tháng đã hoàn thành vượt mức 300% kế hoạch năm.
Sau khi nghe báo cáo của các ngành, đại diện lãnh đạo quận hỏi:
– Nhân dịp tiến tới hội nghị toàn thành phố, kế hoạch của các ngành thế nào?
Đại diện các ngành cho hay, để lập thành tích nhân dịp này, dù chỉ còn 15 ngày nữa nhưng các ngành phấn đấu thực hiện đạt bằng chỉ tiêu từ đầu năm đến nay.
Tất cả vỗ tay nhiệt liệt.

Cho xem chỗ mổ ruột thừa

Trên xe lửa, một cô gái trẻ mặc váy ngắn ngồi đối điện với một ông trung niên. > Chiêu tán gái/ Tình yêu bí mật
Cô thấy ông này cứ liếc xuống đùi mình hoài bèn hỏi:
- Ông có muốn tôi nhích váy lên một chút không?
- Nếu cô vén váy lên 1 centimét thì tôi cho cô 20 đô la.
Cô gái vén váy lên 1 centimét và nhận 20 đô la.
- Nếu cô thêm lên 1 centimét nữa tôi cho cô 50 đô la.
Cô gái vén váy lên 1 centimét và nhận 50 đô la.
- Nếu cô nhích thêm 1 centimét nữa thì cô được 100 đô la.
Cô gái vén váy lên 1 centimét và nhận 100 đô la.

Nếu bây giờ tôi chỉ cho ông xem chỗ tôi mổ ruột thừa thì tôi được bao nhiêu?
- Tôi được xem trong bao lâu?
- Bao lâu cũng được, muốn rờ mó tôi cũng không cản.
Ông ta hí hửng đáp:
- Vậy thì cô nhận được 500 đô la.
- Ông hãy đưa tiền cho tôi trước đã.
Ông ta móc tiền ra đưa và nôn nao chờ đợi. Mãi không thấy cô gái hành động, sốt ruột ông ta giục:
- Sao lâu thế?
- Chờ một chút đi mà.
Vừa lúc đó xe chạy ngang qua một bệnh viện, cô ta chỉ tay ra của sổ và nói:
- Đó... đó... đó là nơi tôi mổ ruột thừa đó, ông nhìn đi. Có giấy xuất viện đây

Đặt tên cho con

Cô gái nọ nổi tiếng là xinh đẹp, làm bao nhiêu chàng trai si mê ngơ ngẩn.
Một hôm, có buổi dạ hội, cô gái xin phép mẹ đi dự. Trước khi đi mẹ dặn con gái:
- Con đã lớn rồi, nên học cách phòng ngừa những tên Sở Khanh đi.
- Làm thế nào để có thể phòng ngừa chuyện đó hả mẹ?
- Khi có đứa nào muốn đi xa hơn giới hạn cho phép với con, con hãy hỏi nó: "Chúng ta sẽ đặt tên con là gì?". Đàn ông thường sợ chuyện đó lắm.
Thế là cô gái nọ hăm hở đến dạ hội, nàng hôm đó đẹp như một ngôi sao trên trời, sáng bừng lên với bộ váy dài thướt tha màu thiên thanh. Các chàng trai đều thi nhau đến mời nàng nhảy. Chàng trai thứ nhất tiếp cận nàng công chúa của vũ hội là một công tử cực kỳ đẹp trai, sau khi đi gần hết điệu Valse, chàng trai kín đáo hôn nhẹ vào bờ vai nõn nà của cô gái. Cảm nhận thấy khác lạ, cô gái liền hỏi:
- Chúng ta sau này sẽ đặt tên con là gì?
Nghe đến đây, anh chàng bỗng tái mặt, đưa cô gái về chỗ ngồi và lủi ra xa. Kẻ thứ hai là một chủ doanh nghiệp nổi tiếng giàu có, bước nhảy của anh ta cực kỳ thành thục, vòng tay rắn chắc khỏe mạnh. Cô gái thấy tâm hồn xao xuyến. Bỗng nhiên cô cảm thấy bàn tay đáng nhẽ đáng để hờ ở hông nàng đang di chuyển xuống mông. Cô lại thì thầm vào tai anh chàng lắm tiền nhiều của:
- Chúng ta sau này sẽ đặt tên con là gì?
Bước nhảy trầm ổn của chàng thương gia dần dần rối loạn, mắt anh chàng bỗng mờ đi. Kết thúc điệu nhảy, anh chàng lủi nhanh vào đám đông, quên cả chào tạm biệt bạn nhảy.
Tin tưởng vào lời nói của mẹ lắm rồi, cô gái tự động đi tìm nạn nhân mới. Lần này là một anh chàng trông rất ngố, rõ là ở nông thôn mới ra nhập cuộc sống nơi thị thành. Chàng ngố nhảy không đẹp, thỉnh thoảng lại giẫm vào chân cô gái. Sau một hồi vất vả, chàng ngố thấy quá ngượng ngùng vì sự vụng về kém cỏi của mình mới ngỏ lời mời nàng ra ngoài đi dạo. Đến một chiếc ôtô, hắn đưa nàng vào trong. Cảm thấy đến đây là đủ, cô gái liền hỏi:
- Chúng ta sau này sẽ đặt tên con là gì?
Chàng ngố im lặng, đáp lại câu hỏi của nàng bằng một nụ hôn nồng cháy. Sau khi dứt nụ hôn, cô gái hổn hển:
- Chúng ta sau này sẽ đặt tên con là gì?
Hắn vẫn không trả lời nàng mà tiếp tục hành động. Cô gái cố gắng gồng người hỏi lại lần cuối cùng:
-Ch....úng ta sau nà...y sẽ đặt t...ên c.c..c...on l...à..à g...g....ì....ì?
Chàng ngố lúc này mới nhẹ nhành rút trong túi quần ra một bao cao su và nói với nàng:
- Nếu nó thoát được ra khỏi cái này chúng mình sẽ đặt tên nó là David Copperfield
.

so sánh vợ & tivi

Vợ là tivi. Người yêu là di động. 

Ở nhà coi tivi. Ra ngoài đem theo di động. 

Không tiền bán tivi. Có tiền đổi di động. 

Lâu lâu xem tivi, nhưng hầu hết thời gian thì chơi với di động. 

Tivi free for life. Nhưng di động thì không trả tiền là dịch vụ bị .... cắt

Buôn lậu

Có 1 cô gái chạy xe đạp qua biên giới với 2 bao cát trên lưng, chạy đến chỗ mấy anh biên phòng giữ lại kiểm tra, cô nói chỉ là cát, 2 anh đồn biên phòng không tin bắt bỏ bao xuống kiểm tra. 

Sau 1 hồi kiểm tra kỹ thì chỉ là bao cát không và cứ thế 2 năm liền cô chạy xe đạp qua biên giới với 2 bao cát trên lưng. 

Sau này 1 trong 2 anh biên phòng đã nghỉ việc, gặp cô và hỏi : "tao được đào tạo chuyên nghiệp mà vẫn không biết mày buôn lậu cái quái gì nữa", 

cô gái trả lời : "dạ, em buôn lậu xe đạp"

Ăn chơi sợ gì mưa rơi!

.


Theo lịch trình tới, Hội Nhà văn Việt Nam sẽ kết nạp một số tác giả có triển vọng sau đây vào Hội Nhà văn Việt Nam: Nguyễn Du, Đoàn Thị Điểm, Nguyễn Công Trứ và có thể chiếu cố kết nạp thêm tác giả Trần Nhân Tông.
 
Lý do kết nạp: Có nhiều tác phẩm đọc sướng chết được của nhiều thế hệ Việt

Người đề xuất kết nạp: Cu Vinh

Căn cứ đề xuất: Ban lãnh đạo  Hội Nhà văn Việt Nam đã từng ra quyết định công nhận là Hội viên Hội Nhà văn cho các nhà văn đã tạ thế như Lan Khai, Vũ Bằng, Trương Tửu… (????) dù  Lan Khai tạ thế từ 1945, trước khi lập Hội 17 năm. Còn Vũ Bằng, Trương Tửu lúc sinh thời, nghe đâu không có ý định vào Hội. Không muốn vào mà được a? Vào ! Vì vậy, theo thông lệ này, tất cả những tác giả có tác phẩm thơ văn dù tạ thế trước khi Hội Nhà văn Việt Nam thành lập đều được tìm lại để kết nạp hết, không cần họ làm đơn ( Lý do không cần làm đơn: đã tạ thế)


Thứ Năm, 8 tháng 11, 2012

Khiếu kinh doanh !






Nó tên là Vova, vào học lớp 5 và được ngồi bàn đầu …
Một hôm, Vova nói với cô giáo sau giờ học :
Thưa cô, nếu ngày mai cô mặc váy và em có thể ngắm từ… đầu gối cô trở xuống, em sẽ biếu cô 5 USD.
Cô giáo tròn mắt ?!
Nhưng rồi cô nghĩ :
Uhm  5 USD bằng cả ngày lương của mình, vả lại nó là trẻ con …uhm … OK ”
Thế là cả ngày hôm sau, Vova thỏa thích ngắm nhìn. Hết giờ học, Vova trả cô 5 USD.
Hôm sau nữa :
Thưa cô, nếu ngày mai cô mặc váy ngắn hơn và em có thể ngắm từ… đùi cô trở xuống, em sẽ biếu cô 25 USD.
Cô giáo tròn xoe mắt ?!
Nhưng rôì cô nghĩ :
”Uhm …25 USD … bằng cả tuần lương của mình, vả lại nó là trẻ con …uhm …OK ”
Thế là cả ngày hôm sau, Vova thỏa thích, say sưa ngắm nhìn đùi cô giáo. Hết giờ học, Vova trả cô 25 USD.
Lại hôm sau nữa :
* Này Vova, lần này em muốn thế nào ?
Thưa cô, mai là Chủ Nhật, nếu cô ở nhà và nằm trên giường, không mặc quần áo gì cả, em sẽ biếu cô … 100 USD .
Cô gi
áo há hốc mồm và nghĩ :
“Trời ạ! $100, những 1 tháng lương …uhm …nhưng mà …uhm …uhm …”
Vova động viên :
Em sẽ chỉ nhìn qua lỗ khóa cửa thôi.
* Oh, vậy thì được, được . Mai nhé, bắt đầu lúc 9h sáng.

Sáng chủ nhật, cô giáo y hẹn, trần truồng nằm trên giường, thỉnh thoảng cô nhìn về phía lỗ khóa cửa và vẫn thấy thấp thoáng đôi mắt xanh của Vova. Lâu lâu, cô lại nhìn ra lỗ khóa. Nhưng r
ì lần này, cô lại thấy một đôi mắt màu nâu, rồi lại một đôi mắt màu đen … Ngạc nhiên quá, cô khoác áo chạy ra mở cửa thì thấy… nguyên cả lớp 50 học sinh xếp hàng dọc ở đó. 

Giận quá cô quát hỏi :
* Vova đâu ?
* Thưa cô, nó đang bán vé ở đầu cầu thang.
* Nó bán bao tiền 1 vé ?
* Dạ… 10 USD .”

P/S:
Thằng nhóc có khiếu kinh doanh.
Cô giáo thì ham tiền …
Cái gì cũng có cái giá của nó.
No pain, no gain.

Thứ Sáu, 19 tháng 10, 2012

Chuyện CÁI LƯỠI

http://nguoibuongio1972.multiply.com/journal/item/664


Chuyện xưa kể rằng.

“ Một hôm, người chủ bảo người đầy tớ rằng: “Mày ra bắt con lợn đem làm thịt, và xem cái gì ngon hơn cả thì đem về đây cho tao”.
Tên đầy tớ vâng lời, bắt lợn giết và lấy cái lưỡi đem vào hầu chủ.
Mấy hôm sau, người chủ muốn thử tên đầy tớ, lại bảo nó đi làm thịt con lợn khác và dặn rằng: “Xem cái gì không ngon hơn cả thì đem vào”.
Tên đầy tớ làm lợn xong, lại đem cái lưỡi vào cho chủ.
Người chủ quát: “Thằng này láo! Sao lần này mày lại đem cái lưỡi vào cho ta như lần trước?”

- “Thưa ông, cũng một cái lưỡi, khi tử tế ra thì không có gì tốt cho bằng, nhưng khi độc ác, thì lại không có gì xấu bằng”.

 
Chuyện nay kể rằng.

Nhà nọ có đưa con trai mới lớn, một hôm nó đọc câu truyện ngụ ngôn về cái lưỡi, nó hỏi bố cái gì nhanh nhất và cái gì chậm nhất. Bố nó trả lời.

- Cái cơ chế con à.!

Cậu bé hỏi cơ chế là cái gì mà nhanh nhất hả bố.

Bố trả lời.

- Cơ chế nhanh nhất khi tăng tiền thu, nếu xã hội lạm phát thì cơ chế điều chỉnh giá tăng phù hợp với thị trường rất nhanh. Ví dụ như tiền truyền hình cáp, tiền xăng, gas, tiền học, tiền gửi xe, tiền viện phí, thuốc men, phí cầu đường...Cơ chế cũng nhanh nhất khi cấp giấy phép, bổ nhiệm cán bộ...

Cậu bé hỏi thế cái gì chậm nhất hả bố.

Bố trả lời

- Cái cơ chế con à.!

Con hỏi sao vẫn thế, bố trả lời.

- Vì cơ chế lúc chi tiền ra đã lâu la rườm rà rồi, dù giá thị trường đã vọt xa thì giá chi ra của cơ chế vẫn dậm chân tại chỗ. Như tiền đền bù đất, tiền lương, tiền thương binh, liệt sĩ...nếu có điều chỉnh thì rất ề à như con sên, bên này trình, bên kia họp, bên này xem xét ...rất lâu mới theo kịp tốc độ lạm phát. Về cán bộ có người tốt ì ạch mãi chả lên chức nào, giấy phép có nơi 5 năm chưa xong. Thế nên cơ chế cũng là chậm nhất con ạ.


http://nguoibuongio1972.multiply.com/journal/item/663

.

Thứ Bảy, 13 tháng 10, 2012

CHỦ DÒM TỚ TẮM

http://huynhngocchenh.blogspot.com/2012/10/chu-dom-to-tam.html


Mấy ông chủ ngồi với nhau tám chuyện.
- Bị làm sao mà anh bực dọc tức tối thế?
- Vào dòm một tí mà bị chúng hất ra.
- Dòm cái chi? Và bị ai hất ra?
- Dòm mấy đứa đầy tớ và bị mấy đứa khác hất ra.
- Đầy tớ làm chi mà dòm?
- Chúng nó nghỉ làm việc hơn nửa tháng nay để vào phòng kín đóng cửa lại ...

- Làm cái chi?
- Tắm rửa cho nhau và đấu đá với nhau.
- Thì liên quan gì đến các ông chủ bọn mình?
- Sao lại không. Đứa nào bẩn ít, đứa nào bẩn nhiều, tắm rửa với nhau ra sao, rồi đứa ni lên, đứa tê xuống thì đều ảnh hưởng đến vận mệnh của các ông chủ bọn mình chứ tại sao không. Chúng nó luôn miệng xưng là đầy tớ của mình, mình được biết, được bàn, được kiểm mà chúng nó tự ý quyết định hết mọi sự thay đổi không thèm xin qua ý kiến của mình, không cho mình biết tí gì, thì bảo làm sao không tức.
- À chúng nó bàn bạc xong rồi sẽ đưa ra hội đồng đại diện các ông chủ để xin ý kiến và biểu quyết thông qua...
- Ông biết mấy thằng khác hất tui ra để dành lỗ khóa dòm lén vào hóng hớt là ai không?
- Ai?
- Mấy đại diện của các ông chủ tụi mình đấy. Chúng cũng chỉ được hóng hớt qua lỗ khóa như chúng ta mà thôi. Sau đó rồi chúng cũng làm bộ ra họp hành biểu quyết thông qua thế này, thế kia...Thực ra tất tất làm theo lệnh của mấy đầy tớ kia chứ chúng cũng mù mịt như chúng ta mà thôi.
Một ông chủ khác nảy giờ ngồi làm thinh, giờ xía vào:
- Ai tranh dòm vào mấy cái lỗ ấy chứ tớ đây đếch thèm. Tớ về dòm cái khác còn hay hơn. Đám ấy, đứa nào dơ, đứa nào ít dơ, đứa nào lên, đứa nào xuống thì chỉ ảnh hưởng đến bè nhóm lợi ích riêng của chúng thôi chứ có ảnh hưởng gì đến tớ. Chỉ khi nào thay đổi hệ điều hành thì tớ mới hy vọng...
Ông chủ ấy chưa nói hết lời, quay lại không còn thấy ai nữa. Chạy đứt dép hết rồi. Sợ chi mà sợ ghê rứa? 
 

Thứ Bảy, 29 tháng 9, 2012

Chuyện riêng tư vợ chồng

http://vietnam360.vn/a335690/chuyen-rieng-tu-vo-chong.html

Thời bao cấp, hai vợ chồng vừa mới cưới nhau được phân căn hộ tập thể cấp 4, mỗi nhà cách nhau bởi bức tường mỏng dính. Một buổi, cả hai giao hẹn với nhau:

- Em à, để bảo mật cho sự riêng tư của đôi ta, chúng mình nên quy ước. Nếu em muốn rủ anh… tắt đèn ngủ sớm thì gọi là “làm ăn”, bữa nào anh hơi mệt thì anh sẽ trả lời “mất khả năng chi trả".

- Hay quá, thế hôm nào mệt thì em sẽ từ chối khéo là đang “lạm phát” nhé. Quên nữa, hàng tháng anh cần nhớ là em sẽ có vài ngày “khủng hoảng".

- Nhớ rồi. Còn cái này nữa, anh nói ví dụ thôi nhé, là mai mốt nếu chẳng may tình nghĩa đôi ta có thế thôi thì xin cứ nói với nhau là muốn “từ chức”, “miễn nhiệm”, chứ đừng dùng từ “ly hôn” hay “ly dị”, nghe buồn lắm!

Được một thời gian, một đêm nọ, khi cả khu chung cư đang say giấc thì đôi vợ chồng này bỗng to tiếng kịch liệt với nhau:
- Đã bảo giảm “lạm phát”, qua thời “khủng hoảng” rồi, mà cứ rủ “làm ăn” thì ông mở miệng than “mất khả năng chi trả”, là sao? Là sao? Giải trình ngay!

- Bà thông cảm, đâu phải chỉ bà mới biết “làm ăn".

- Á! Ra là ông có “đầu tư ngoài ngành”! Nói ngay, ông rải vốn những đâu, khai mau!

- Thôi mà bà, thời buổi này có thằng nào không “đầu tư ngoài ngành” đâu, bởi càng được chiều chuộng thì vốn liếng càng dư dả, không kiếm chỗ rải nó… ức chế lắm!

- Trời ơi là trời! Thế ông không thấy những thằng “đầu tư ngoài ngành” chỉ toàn lỗ lã hay sao? Còn ông, phen này tôi cho ông “miễn nhiệm” nhé!

- Bà có gan thì cứ miễn! Thằng này thà chết chứ không “từ chức”!


Bigben


Thứ Sáu, 28 tháng 9, 2012

Những hình ảnh hài hước về sinh viên

http://vn.news.yahoo.com/nh-ng-h-nh-nh-c-c-h-015100197.html

Những bức ảnh cười ra nước mắt không chỉ cho thấy sự nghịch ngợm, sáng tạo của sinh viên mà đôi khi còn nói lên thực trạng buồn của giáo dục.

>> “Thuế" đánh vào học sinh thật dễ thu!
>> Não của Einstein lên iPad




 
 Sự chăm chỉ biến động theo thời gian

 
 Học, ngủ, nghe nhạc kết hợp

 
Một cách vượt lũ sáng tạo của SV ĐH Sư phạm Hà Nội

Tự nhiên như... ở nhà

Kì công...
... sáng tạo

                                                  ... và tinh vi!
Chiêu quay bài độc quyền của các nữ sinh

Biểu tình trước bài giảng quá chán

Lò luyện game

Nhìn từ trên xuống mới biết lớp học không chỉ có sách giáo khoa
Trò lắm chiêu, thầy phải cao tay hơn



 

Thứ Năm, 27 tháng 9, 2012

Những mẩu đối thoại bằng tin nhắn hài hước

http://vietnam360.vn/a335213/nhung-mau-doi-thoai-bang-tin-nhan-hai-huoc.html

Những tin nhắn qua lại trên điện thoại, phần mềm chat... đôi khi gây ra những tình huống dở khóc dở cười.

 

 Nhật Minh sưu tầm
* Chia sẻ chuyện, ảnh, video cười tại...

 

 Nhật Minh sưu tầm
* Chia sẻ chuyện, ảnh, video cười tại...

 

 Nhật Minh sưu tầm
* Chia sẻ chuyện, ảnh, video cười tại...

 

 Nhật Minh sưu tầm
* Chia sẻ chuyện, ảnh, video cười tại...

 

 Nhật Minh sưu tầm
* Chia sẻ chuyện, ảnh, video cười tại...

 

 Nhật Minh sưu tầm
* Chia sẻ chuyện, ảnh, video cười tại...

 

Nhật Minh sưu tầm
* Chia sẻ chuyện, ảnh, video cười tại...



Nhật Minh sưu tầm
* Chia sẻ chuyện, ảnh, video cười tại...

 

Nhật Minh sưu tầm

Những hình ảnh chỉ có ở VN

http://vietnam360.vn/a316015/nhung-hinh-anh-cuc-doc-chi-co-o-vn-phan-33.html

Bia chỉ dẫn được dịch ra hai thứ tiếng với sự trợ giúp của công cụ dịch tự động, biển cấm khó hiểu hay những tấm biển sai chính tả là hình ảnh hài hước trong tuần.

 Biển cấm khó hiểu.Biển số khủng về kích cỡ.Chú thích tình trạng rõ...

 Biển cấm khó hiểu.

 

 ... học tập theo gương ... .....đề phòng trộm cắp.

 

Biển cấm khó hiểu.Biển số khủng về kích cỡ.Chú thích tình trạng rõ...

 Biển số khủng về kích cỡ.

 Biển cấm khó hiểu.Biển số khủng về kích cỡ.Chú thích tình trạng rõ...

 Chú thích tình trạng rõ ràng để khỏi phải mất công ai muốn nhòm ngó.

Biển cấm khó hiểu.Biển số khủng về kích cỡ.Chú thích tình trạng rõ...
Loa khủng.
Biển cấm khó hiểu.Biển số khủng về kích cỡ.Chú thích tình trạng rõ...
Người nhện?

Biển cấm khó hiểu.Biển số khủng về kích cỡ.Chú thích tình trạng rõ...
Thang máy nhưng không dành cho người.

Gánh gồng trên phố.Mọi thứ đều có thể khuyến mãi, kể cả đồ dùng cho...
Gánh gồng trên phố


Gánh gồng trên phố.Mọi thứ đều có thể khuyến mãi, kể cả đồ dùng cho...
Hàng Khuyến mãi cho người chết

Gánh gồng trên phố.Mọi thứ đều có thể khuyến mãi, kể cả đồ dùng cho...
Đốt pháo ? đùa với Tử thần ?

Gánh gồng trên phố.Mọi thứ đều có thể khuyến mãi, kể cả đồ dùng cho...
Vịt khủng ? [ 65 ký ]


Biển cấm khó hiểu.Biển số khủng về kích cỡ.Chú thích tình trạng rõ...
Biển cấm khó hiểu.Biển số khủng về kích cỡ.Chú thích tình trạng rõ...
Biển cấm khó hiểu.Biển số khủng về kích cỡ.Chú thích tình trạng rõ...
Các tấm biển sai chính tả.
Biển cấm khó hiểu.Biển số khủng về kích cỡ.Chú thích tình trạng rõ...
Sản phẩm của công cụ dịch tự động?
Biển cấm khó hiểu.Biển số khủng về kích cỡ.Chú thích tình trạng rõ...
Tác nghiệp ở mọi nơi.
Biển cấm khó hiểu.Biển số khủng về kích cỡ.Chú thích tình trạng rõ...
Tận dụng biển báo để quảng cáo.


Thứ Tư, 26 tháng 9, 2012

Kỹ năng làm quen và hỏi tên trên mạng




Trích:
 
 Chàng trai đang online, thấy một cô gái có ảnh đại diện trông khá xinh xắn bèn lân la làm quen:
- "Lâu lắm ko gặp e Trà nhỉ?".
 
- Nhầm rồi anh ơi, em không phải tên Trà.

- À, cái bàn phím của anh nó kẹt quá, gõ Trâm mà nhầm, xin lỗi em nhé.

- Em không phải Trà hay Trâm gì đâu. Anh quen nhiều quá nên lẫn lộn hết cả rồi à?

- Anh đùa tí xíu thôi mà, Trang em, em thật là hài hước.

- Vâng, lần này thì đúng rồi ạ. Thế anh là ai thế?

- Là người em ạ. Dài đúng mét bảy, chân đi hai hàng, tiến hóa đầy đủ, theo tất cả các nghĩa.

- 4 chân cũng đi được hai hàng anh ơi.

- Em không phải Trang rồi, Trang làm gì mà thông minh đến vậy.

- Vâng, em tên Linh anh ạ! Chắc chắn là thông minh hơn Trang của anh rồi.
 
- Chào Linh, rốt cuộc cũng được biết tên em.
 
 
   

Thứ Năm, 20 tháng 9, 2012

hôn hít ở Tây phương và ỉa đái ở Việt Nam

chuyen-vui-hon-hit-o-tay-phuong-va-ia-dai-o-viet-nam-le-dien-duc/

(Ảnh: Báo Tiền Phong)

Người Việt ta thường hài hước ví von chuyện hôn hít bên Tây với chuyện đái bậy ở Việt Nam. 

Cái cần làm nơi kín đáo ở Tây phương, thì ở Việt Nam người ta làm công khai giữa chốn thanh thiên bạch nhật, và ngược lại.
Ở Mỹ hay các nước châu Âu, đôi lứa có thể hôn nhau thoải mái ngoài đường, trên bãi tắm biển, trong rạp hát, trên tàu xe….
Biểu hiện tình cảm yêu thương là cái đẹp, cớ sao phải giấu giếm! Phải không nhỉ?
Còn chuyện ỉa đái, nói tế nhị, lịch sự hơn là “xả bầu tâm sự”, thì phải kín đáo, thực hiện trong toilette (hay restroom, nói theo người Mỹ).
Những tập quán cá nhân bất thành văn này ở các nước văn minh mặc nhiên thuộc về nếp sống và ý thức sinh hoạt văn hoá công cộng, cũng tương tự như không vứt rác ra đường, hoặc khạc nhổ bậy bạ trên phố phường… Tuy nhiên, trên phương diện trật tự xã hội, ai làm bậy mà cảnh sát tóm được sẽ bị phạt méo mặt và quê một cục!
Thế mà, cũng có ngoại lệ, nói ra ít ai tin. Cách đây không lâu người ta cấm hôn nhau trên… nhà ga ở nước Anh! May quá, không phải trên khắp nước Anh mà chỉ ở thành phố Warrington.
Quy định cấm này chẳng hề dính dáng tới thuần phong mỹ tục hay văn hóa sinh hoạt gì cả. Chẳng qua là vấn đề hôn hít của các anh chị, ông bà đã làm ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống chung của thành phố.
Số là từ khi có tuyến tàu lửa siêu tốc chạy giữa Warrington Bank Quay với Glasgow – London, số người tận dụng phương tiện này tăng lên rất nhanh. Trước nhà ga người ta dừng xe lại, hôn hít tiễn nhau, gây tắc ngẽn giao thông một cách… không cố ý!
Tuy nhiên, hội đồng thành phố Warrington không đến nỗi quá vô cảm. Cùng với bảng hiệu “NO KISSING” trên đường vào ga có gắn thêm bảng chỉ dẫn nơi đậu xe dành riêng cho những người… thích hôn nhau, nhưng không được đậu xe và hôn nhau vượt giới hạn 20 phút (để không chiếm chỗ quá lâu).

Biển cấm hôn nhau “NO KISSING”!

Trường hợp ai đó lỡ vi phạm trong vùng cấm thì cảnh vệ, cảnh sát nhắm mắt làm ngơ, tạm thời cho… qua luôn, vì thành phố Warrington chưa tìm ra hình thức phạt nào cho hợp lý để không bị cáo buộc, kiện tụng vi phạm nhân quyền. Có nghĩa rằng trong thực tế tấm biển “NO KISSING” chỉ mang tính chất nhắc nhở là chính!
Người Anh nực cười cho cái quyết định kỳ cục của thành phố Warrington. Thế nhưng điều này không phải là “phát minh” mới mẻ gì. Người Mỹ cũng đã thực hiện thành công chuyện “NO KISSING” ở nhà ga trung chuyển tại thành phố Chicago, nơi mà chính ngài Thị trưởng thành phố Warrington của nước Anh đã tới thăm và còn được tặng một tấm bảng hiệu mẫu “NO KISSING” mang về nước.
Như đã nói ở trên, ở Việt Nam ta, cái chuyện hôn hít thường được gái trai thực hiện nơi kín đáo, nhưng vấn đề ỉa đái trở thành bức xúc đến nỗi nhà sử học, đại biểu quốc hội Dương Trung Quốc đã có lần cho đăng một bài dài “Bàn chuyện ỉa-đái” trên báo Lao Động ngày 28/10/2007.
Dưới đây là vài bức hình minh hoạ chuyện ỉa đái của Việt Nam.
Xin nhấn mạnh, đây là những tấm hình thật 100%, không phải là sản phẩm của photoshop, ai nghi ngờ có thể dễ dàng kiểm tra bằng các phương tiện kỹ thuật.
Nói chính xác, những tấm hình này mô tả chất lượng sản phẩm độc đáo của mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh” mà Đảng Cộng sản Việt Nam dày công xây dựng từ mấy chục năm nay.


“Thượng (đại diện cho Luật pháp) bất chính” thì….
“Hạ tắc loạn”
Thanh niên sống, học tập và làm theo gương…. 


Người Việt mới, tiếng Việt mới

http://baovecovang.wordpress.com/2012/09/19/nguoi-viet-moi-tieng-viet-moi-han-le-nhan/#more-22485

Nhân vụ cuốn sách cười ‘Sát thủ đầu mưng mủ’ gồm mớ “thành ngữ sành điệu bằng tranh” của tác già Thành Phong mới bị thu hồi với nhiều lý do, ví dụ: «có nội dung phản cảm, không phù hợp với việc giáo dục thanh thiếu niên», «thiếu tính nhân văn»…, nhất là «ảnh hưởng tới sự trong sáng của tiếng Việt». Vậy các bạn thử đọc bản sơ kết tiếng Việt sau 1975 xem sao:
 
Chú cán bộ công an Ái Quốc giải phóng thím phó giáo sư tiến sĩ Diên Tân nhân một tai tệ nạn trong một sự cố giao thông ở vùng sâu xa, hùng hiểm ngoài Bắc ; chú phát hiện thím đẹp cực kỳ. Sau cuộc gặp ấn tượng đó, thím là đối tượng của chú. Chú thím thành sơ hữu, âm thầm chú tích cực truy kích tư liệu, làm rõ nhân thân, lý lịch trích ngang của thím, của cả các thành phần trong gia tộc thím. Té ra, thím là chị ruột của một nghệ nhân nghiệp dư trong làng Quan Họ và là cô ruột của một siêu sao trong làng VPop. Rồi chú tranh thủ liên hệ với thím. Thi thoảng, rỗi công tác, chú đột xuất đón thím về tham quan đa số cảnh quan Hà Nội. Qua liên hệ, lần hồi chú trọng thị thím, đả thông thím, thống nhất thím, cuối cùng đăng ký, nhất trí tranh đấu quản lý đời thím bằng một đám cưới thuộc diện đại trà, nào thực đơn cao cấp, lễ tân chiêu đãi chất lượng cao, vì khách chủ yếu gồm đủ mặt quan chức các ban ngành, các nghệ sĩ ưu tú, các nghệ sĩ nhân dân quanh thủ đô ngàn năm văn vật, cách mạng anh hùng cho tương thích với vị trí của chú.

Cưới được vợ đẹp xong, chú hồ hởi đăng ký làm chiêu sinh ngành hải quan, nên được gửi đi chuyên tu một khoá bồi dưỡng văn hoá cấp 3. Nhờ ơn đảng và nhà nước, chú lại trúng thưởng xổ số quốc gia được 800 triệu. Chú kiên định cải tạo mặt bằng căn hộ của chú, nâng cấp thành tổ ấm đúng tiêu chuẩn EU. Rồi chú mua một cái đài, một đầu máy; xịn nhất là một giàn vi tính HP với bộ vi xử lý P4 đương đại, với bộ nhớ đầy 2 tỉ bai nên truy cập cực kỳ nhanh, điều phối LCD to đùng cực kỳ mịn, 2 ổ cứng cực kỳ vĩ đại, tổng cộng là 500 tỉ bai, đầy đủ phần mềm như cơ sở dữ liệu, bộ gõ TCVN, truyền dữ liệu, ác liệu, phần mềm gián điệp, mạng mạch, lại nạp luôn phần mềm 3Đ… cọng thêm máy quét, máy in lê-dờ, máy in tia mực màu, máy ảnh kỹ thuật số.

Quá bận ở cơ quan, chú chỉ khẩn trương về nhà thao tác máy vi tính độ nửa giờ buổi đêm nên có nguy cơ không đạt yêu cầu để trúng tuyển cấp thủ trưởng ở cơ quan hải quan xuất nhập khẩu tại cửa khẩu Việt-Kampuchia, chú quá bức xúc nên tâm tánh chú chao đảo rồi bị cao huyết áp.

Một hôm đi nhờ máy bay lên thẳng, chú thím về thăm quê ngoại các cháu, tình cờ gặp lại một người bạn trước là lính thủy đánh bộ (tự điển tiếng Việt còn gọi là hải quân đánh bộ = hải quân lục chiến), diện anh hùng tiên tiến nên giấy khen và huân chương cứ gọi là, có vợ trước kia là chị nuôi trong phủ thủ tướng bên Bờ biển ngà. Hai chú bèn đưa 2 thím về nhà rồi khẩn trương bá cổ nhau tham quan đa số chợ trời miệt cửa khẩu Việt-Trung, duy ý chí truy tầm và mua được một đùi cầy tơ về nhắm với rượu quốc lủi. Chú Ái Quốc say rồi tinh tướng gây thím Diên Tân, với lý do là thím chỉ chuộng ngoại, đã gần hai 30 và bằng cấp tại chức đầy tay mà chỉ thích cầu thị mánh mung của tụi em nuôi chân dài…Vợ chú nhiếc chú là đồ tập kết chuyên tu biến chất, hủ hoá và hăm he đi đề xuất với bí ban. Chú quát:
- Cái thứ đàn bà chưa ai vẫy đã le te đi ủng hộ như mày, ngủ thì tích cực lắm, mà làm thì chẳng thấy có kiên định gì sất. Bất ngờ, chú táng thím một bạt tai cật lực, mồm quát tiếp: Đề xuất à, đề xuất à… Muốn đề xuất để ông đi đề xuất cho một thể, ông trường kỳ với mày mà…

Đâu ngờ, thím Diên Tân chưa kịp đi đề xuất với bí ban thì ông hàng xóm đã đi khai báo với tổ trưởng dân phố, thế là tổ trưởng dân phố khẩn trương đến mời chú Ái Quốc lên cơ quan làm việc, nhưng vừa bước vào căn hộ thì nhận ra ngay chú công an Ái Quốc là bạn đồng khoá lớp bổ túc văn hoá cấp 2, ngay sau thời Tem phiếu-Bao cấp lẫy lừng chuyển qua thời Mở cửa, thời Kinh tế thị trường định hướng XHCN. Vậy là vụ việc tiêu cực coi như được thông qua trong tinh thần xử lí nội bộ, giữa bầu không khí hưng phấn bạn học cũ gặp lại nhau…
(Chắc chắn là bản sơ kết này còn nhiều sơ suất, rất mong quí bạn đọc nhín chút thời giờ phụ dịch ra tiếng Việt trước 1975. Mong thay!)

Hàn Lệ Nhân