Thứ Sáu, 30 tháng 12, 2011

Khi động vật cười

http://thanhcavietnam.net/forum/showthread.php?p=117348#post117348

Khi động vật cười

Chó cười ngoác miệng, khỉ cười nhe răng, mèo cười tít mắt.... Dù chúng cười kiểu gì, trông chúng cũng thật đáng yêu.



Nhe hết răng.




Ha... ha... ha


 











 


 












 



 



 



 



 




Ngoác miệng

 




Mèo đâu mà cười giống tui thế này 
 































Cá cười tít mắt

Khi cười, mắt con chim nầy ở đâu

Hình mặt cười trên bầu trời



cười sảng khoái


khoe hàm răng


cả hai cùng cười


Nụ cười này trẻ con rất thích vì khiến các bé nhớ tới món phô mai con bò cười.



cười ngoác miệng

.


Bài giảng đạo đức "cười ra nước mắt"

http://vn.news.yahoo.com/b-gi-ng-o-c-c-ra-n-222509925.html


(VTC News)- Nhiều bậc phụ huynh đã rất bức xúc khi phát hiện ra một cuốn sách mang tên : “Tập bài giảng đạo đức” dành cho học sinh trường THPT Đồng Hòa (Kiến An, Hải Phòng) có nhiều nội dung ngô nghê, kiến thức sai trầm trọng.

Chị L. (Kiến An, Hải Phòng) có con gái năm nay bước vào lớp 10 tại trường THPT Đồng Hòa đã bị bị sốc khi phát hiện ra các nội dung được sử dụng trong một cuốn sách do nhà trường phát hành.
Cô con gái chị L. đang cắm cúi chép bài đạo đức bỗng nhiên gọi mẹ để hỏi: "Tiên học lễ, hậu học văn" sao lại giải thích thế này hả mẹ và đưa cho mẹ cuốn sách được trường bán và giảng dạy tại trường.
Khi cầm cuốn sách và đọc toàn bộ, chị L. cũng không thể tin đây là một cuốn tài liệu dành cho học sinh THPT. 


Bài giảng đạo đức dành cho học sinh THPT Đồng Hòa (Kiến An, Hải Phòng) gây xôn xao cư dân mạng 


Cuốn sách gồm 16 bài giảng đạo đức, mỗi bài được dạy trong một tuần và các em học sinh. phải chép bài thu hoạch để thầy cô chấm điểm.
Sau khi xem toàn bộ cuốn sách, chị L. rút ra kết luận: “Bố cục của mỗi bài lộn xộn, cách hành văn và ngôn ngữ thiếu chuẩn mực, sai kiến thức cơ bản. Tác giả không phân biệt được thành ngữ, tục ngữ, ca dao hay những câu châm ngôn, những câu nói đời thường. Tât cả đều quy về tục ngữ! Tiêu đề mỗi bài giảng có lẽ chỉ phù hợp cho học sinh tiểu học!”.
Chị L. đưa ra hàng loạt các ví dụ để chứng minh sự thiếu chuẩn mực của cuốn sách. 



 
Ngay bài đầu tiên, với tiêu đề "Cách cư xử lúc ra đường và ở nơi công cộng" tác giả đưa ra nội dung như sau: "Tục ngữ có câu: "Tiên học lễ, hậu học văn". Câu này cho thấy mỗi học sinh phải học lễ, học văn hóa. Các em phải có ý thức tự trọng, giữ gìn danh dự để người khác không thể chê trách được"!.
Bài "Cách cư xử với anh chị em trong gia đình" có đoạn: "Nếu làm em thì phải biết kính trọng anh chị, phải biết giúp đỡ anh chị những việc trong nhà những việc vừa sức với mình như tục ngữ có câu: "Chị ngã em nâng"! 



Bài "Trang phục khi ra đường": "Khi ra đường ta phải ăn mặc kín đáo, giản dị theo truyền thống của nhân dân ta, không ăn mặc lố lăng, lòe loẹt, hở hang. Tục ngữ có câu: "Đói cho sạch, rách cho thơm", vì vậy quần áo phải được giặt sạch, là phẳng!"
Bài "Tình yêu": "Tình yêu đôi lứa là đề tài vĩnh hằng?!" và "Xã hội thời xa xưa trọng nam khinh nữ, người con gái không được học hành, phải lo việc nhà, việc đồng áng, lo dệt vải, thêu thùa may vá. Tuổi thọ của con người hồi ấy trung bình chỉ 40-45. Vì vậy thời xa xưa người ta lập gia đình rất sớm, nam cỡ 16 tuổi, nữ cỡ 13 tuổi. (Nữ thập tam, nam thập lục)? 




Chị L. cũng băn khoăn mãi về nội dung dạy học cho học sinh trung học phổ thông, trình độ của người viết và mục đích việc phát hành cuốn "sách"này và cho rằng nội dung giảng dạy tại trường THPT thì phải là sách giáo khoa, tài liệu chính thức của Bộ GD&ĐT được qua kiểm duyệt, sách ghi rõ nguồn gốc, xuất xứ, nội dung phù hợp tâm sinh lý lứa tuổi
“Đọc hết cuốn "Tập bài đạo đức trên", tôi thực sự sốc và cảm thấy mình, con mình như bị sỉ nhục. Trường hết chương trình để dạy sao? Giảng dạy đạo đức cho học sinh trung học phổ thông chẳng lẽ lại chỉ thế này?”, chị L. bức xúc chia sẻ.

.

ôi ! Thơ Văn

.

Chuyện kể về một anh sinh viên người nước ngoài sang Việt Nam làm nghiên cưú sinh môn tiếng Việt.

Cuối đợt nghiên cứu trường tổ chức một kì thi gọi là kiểm tra trình độ của từng nghiên cứu sinh. Đề văn ra như sau:

"Anh (chị) hãy giải thích câu ca dao:
Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Thiên Mụ, canh gà Thọ Xương."

Đọc xong đề, anh chàng sinh viên khoái trí lắm vì nghĩ rằng không có gì là khó, nhất là khi anh có mang theo cả từ điển. Sau một hồi tra cứu chảy nước mắt, xem ra anh ta đã tường tận nhiều điều:

"Gió đưa (được) cành trúc" thì ắt hẳn phải là gió to, ý hẳn là có bão.
Với từ "la" anh phân vân giữa hai cách hiểu:
+"la" là sự kết hợp giữ lừa và ngựa.
+"la" anh đoán rằng đề đã in sai, phải là lao mới đúng. Và anh đã chọn cách hiểu này.
"Đà" là thanh tà vẹt để tàu có thể chuyển động trên đó.
"Thiên mụ" : đàn bà trời - ý hẳn là vợ trời.|
" Thọ" : nhiều lần (lâu)


Và cuối cùng anh ta đã cho ra đời một sản phẩm bất hủ:


Trời nổi cơn bão lớn.
Lao xuống tà vẹt đường.
Vợ trời đánh một tiếng chuông.
Canh gà húp vội, hóc xương mấy lần. 


.

Thứ Tư, 28 tháng 12, 2011

chuyện lạ

Con bảo bố:

- Trên ti vi có phát hình một em bé mới 2 tuổi mà đã biết đọc sách báo bố ạ. Chắc em ấy sẽ được ghi vào sách “Chuyện lạ”, bố nhỉ?


- Đúng thế con ạ.


- Thế sao bố không đăng ký?


- Ôi, bố có tài cán gì đâu.


- Có chứ ạ. Con thấy bố vẫn nói: “Tao không cần học cũng có mấy cái bằng cử nhân” đó thôi.


-!!!

Tây du ký thời…@


Sau khi trải qua chín chín tám mốt kiếp nạn. Thầy trò Đường Tăng cũng đến được đất Phật để thỉnh Kinh. Mấy thầy trò hồ hởi vào gặp Phật tổ Như Lai.

- Như Lai: - Các chú có mang theo USB để copy Kinh phật không đấy?

- Đường Tăng: …Dạ không!!!;

- Như Lai: Thế ổ cứng di động thì sao?

- Đường Tăng: Dạ cũng không nốt …..

- Như Lai: Thôi đưa điện thoại di động đây cũng được,

- Đường Tăng: Bọn em nghèo nên toàn dùng Nokia 1100…!!!

- Như Lai:…Vậy thì các chú cứ về đi, kinh Phật anh sẽ gửi send file qua Skype hoặc YM nhé.

Mấy thầy trò đành lủi thủi quay ra, Đường Tăng tức tối lẩm bẩm: Tưởng là lấy sách kinh Phật chứ biết thế này bố mò đến tận đây làm éo gì……..
Tiếng Như Lai vọng theo: Vẫn non và xanh lắm, Chú tưởng add nick anh dễ lắm sao??? hehe

xin Thầy thông cảm

.

Tý vừa khóc mếu máo vừa chạy về nhà, mách với bố: - Thầy giáo trù đập con quá, bố ạ. Hôm nào thầy cũng gọi con lên trả bài
- Đó là chuyện bình thường thôi con.

- Nhưng thầy cố tình chọn những câu thật khó để con không trả lời được thì thầy phạt. Hôm nay con lại bị phạt cầm tai đứng ở cuối lớp.

Bố Tý tức lắm. Hôm sau ông ta dẫn Tý, hầm hầm vào gặp thầy:
- Tôi nghe cháu nó nói thầy trù đập nó ghê lắm. Tại sao thầy lại đối xử với con tôi như vậy?
- Tôi trù đập con ông hồi nào đâu, nhưng ông xem, hôm nào tôi bảo nó lên bảng trả bài, nó cũng không trả lời được, kể cả câu hỏi dễ nhất.
- Tôi lại nghe cháu nó nói thầy toàn chọn câu khó thôi. Đâu, thầy cho tôi một ví dụ xem nào.
- Này nhé, hôm qua tôi hỏi nó tướng Trần Hưng Đạo chết hồi nào mà nó có trả lời được đâu.
Bố Tý ngẫm nghĩ một lúc, rồi đáp:
- Thôi, xin thầy cũng thông cảm cho cháu. Gia đình tôi là gia đình làm ăn buôn bán, lâu lâu coi báo thì xem tin tức chứ ai đi đọc cáo phó làm gì.

ngôn ngữ của "teen"

.

Quan huyện e hèm:
- Chú Trùm đọc mấy câu này rồi cho tôi biết con bé nhà tôi viết gì nhé.
- Em chịu, đọ
c toét cả mắt, suy nghĩ nát cả đầu mà vẫn không hiểu được cháu viết gì. Anh cho cháu học tiếng gì vậy?
- Không, tiếng Việt.

Trùm Sò vò tóc, bứt tai:
- Tiếng Việt từ xưa tới giờ đâu có thứ này.
- Đây là tiếng Việt… sáng tạo của tuổi “teen” đấy. Cô Hến đọc rồi “giải mã” xem nào.

Hến mím môi:
- Em cũng chịu thua, rối cả mắt. Tây chẳng ra Tây mà Ta cũng chẳng phải Ta. Chữ của… người ngoài hành tinh à?
- Thôi, bác Nghêu… sờ hay ngửi thử xem có hiểu được không?

Nghêu thoái thác:
- Em bói cũng chẳng ra nói gì sờ hay ngửi. Bó tay.
- Thế thì làm sao?

Ốc nhanh nhảu:
- Con bé của quan anh là 8X đời cuối hay 9X đời đầu?
- Đến cả chú nữa, tôi muốn điên lên đây này. Làm ơn giải thích 8X đời cuối, 9X đời đầu là cái quái gì mới được chứ?
- Hì hì… 8X đời cuối là sinh khoảng 1988, 1989. Còn 9X đời đầu là sinh khoảng 1991, 1992… Hỏi thế để biết cách “giải mã” phù hợp. Vì 8X đời cuối có khi đã lạc hậu so với 9X đời đầu.

Quan huyện:
- Thôi, đọc rồi giải nghĩa nhanh lên.
- Sếp bình tĩnh để em “giải mã” nhé. Nào : “Pố 0*j K0n h3^*t tj3^*n tie^*u rùj, hok bít làm seo dda^y. 30n ddang bùn ghê lém”. Ha ha… hiểu rồi - “Bố ơi con hết tiền tiêu rồi không biết làm sao đây. Con đang buồn ghê lắm”.

Hến cười nụ:
- Ghê chưa, con bé nhà quan anh gửi thông điệp xin tiền bằng ngôn ngữ… bí ẩn. Cũng may, trong chúng ta còn có chú Ốc hiểu được ngôn ngữ này.
- Chẳng qua là nhờ em thường xuyên… lên mạng. Bây giờ ngôn ngữ mới này trên đó đầy, đám tuổi “teen” sử dụng thường xuyên để giao tiếp với nhau đấy ạ.

Quan huyện ôm đầu:
- Thế này thì phát điên lên mất.
( Theo ANTĐ )

Nói tắt

.

Ngày đầu tiên về cơ quan, sếp tôi tuyên bố hùng hồn với nhân viên:
- Đây là giai đoạn đổi mới, chúng ta cần có ý thức tiết kiệm thời gian, vận dụng từ chính xác, ngắn gọn, dễ hiểu. Đặc biệt, các bản báo cáo trình lên cho tôi phải “cụ tỉ” “cô súc”!

Thấy mọi người ngơ ngác, hoang mang, sếp đập bàn cái rầm:
- Thời buổi này mà kém suy luận quá, này nhé “cụ tỉ” là nói tắt của hai cụm từ cụ thể và tỉ mỉ, “cô súc” có nghĩa là cô đọng và súc tích, thế thôi.

À, bây giờ thì mọi người đã hiểu. Ai cũng gật gù như mấy cô cậu trong đoạn quảng cáo thuốc tẩy giun. Như vậy, với sếp thì những chuyện xảy ra đã lâu, thuộc dĩ vãng quá khứ thì phải gọi là dĩ khứ.

Rồi một hôm được phân công đi “giao lưu” với đơn vị bạn thì chúng tôi thật sự kinh hoàng khi nghe sếp lệnh:
- Các cô cậu đi “giao hợp” với người ta thật chặt chẽ vào, bên cạnh đó cũng phải “điều kinh” cho tốt.

Một số chị em đỏ mặt lí nhí hỏi lại liền bị sếp quát:
- Cấm nghĩ bậy! Tôi muốn nói ngắn gọn là “giao hợp” giao lưu và hợp tác, nó cũng tương tự như “giao phối” thôi, còn “điều kinh”điều tra kinh nghiệm làm ăn của họ. Không lo làm ăn, toàn lo nghĩ bậy!

Phải thú nhận là một thời gian khá dài chúng tôi mới quen cách dùng từ quái chiêu của sếp, cũng nhờ chịu khó cùng nhau suy luận mà chúng tôi đỡ phải khốn khổ. Ví dụ, một lần đi cơ sở, sếp bảo chúng tôi cố gắng “phát tài để đầu lâu”, cả công ty xúm vào suy luận mới hiểu ý sếp muốn rằng chúng tôi cố gắng phát hiện tài năng để có hướng đầu tư lâu dài.

Rõ khổ!
Với nguy cơ dịch tả vẫn đang phát, cho đến nay trong cơ quan tôi chưa có ai phải nhập viện vì bệnh ấy nên sếp có lời khen chúng tôi đã “động phòng” rất tốt. Đã nhiều lần “đúc kinh”, chúng tôi hiểu ngay rằng đấy là sếp khen tập thể nhân viên trong cơ quan đã biết “chủ động phòng tránh” dịch rất tốt.

Năm sắp hết, Tết sắp đến rồi. Tết này dẫn theo các nhóc đến thăm sếp để chúc Tết, chắc tôi cũng phải có một chút “sáng tạo ngôn ngữ” khi giới thiệu với sếp rằng các con tôi đứa nào cũng “ngoan cố”. Thế nào chúng nó cũng được sếp lì xì vì ngoan ngoãn và cố gắng

Quý anh chị, Thật chán cho một lũ người luôn tự hào và hãnh diện là “đỉnh cao trí tuệ”.
Trong một xã hội đầy đẫy những “băng huyết” (băng hoại huyết thống) trên mọi phương diện, và “lẹo dối” (lươn lẹo và dối trá) ở mọi lãnh vực, thì làm sao tìm được “lương thật” (lương tâm thật thà) nhưng chỉ thấy rặt một lũ “dương vật” (xiển dương vật chất) (promotion of materials). Chúng nó chỉ nằm hưởng thụ những “đại tiện” (vĩ đại của tiện nghi) mà chẳng bao giờ nghĩ đến việc “bảo lãnh” (bảo vệ lãnh thổ) cho thế hệ mai sau.

Chưa bao giờ chúng biết “ân ái” (ân cần và bác ái) với những người nghèo khổ mà chỉ biết “lột quần” (bóc lột quần chúng) mà thôi. Đó là một xã hội “rắm thối” (rối rắm và thối nát) từ trên xuống dưới. Cả một lũ “lưu linh” (lưu manh và vô linh hồn) đang nắm vận mệnh nước nhà. Chúng nó đều là những tên “thất tiết” (thất học và không tiết tháo) thì làm sao đất nước “cường dương” (hùng cường và xiển dương) được. Ngày nào chúng nó còn “lãnh đồ” (lãnh đạo tiền đồ) ngày đó đồng bào chúng ta còn “khốn nạn” (khốn khổ là nạn nhân). Thôi, chúng ta đành phải:


“xây nhà cầu”
(xây dựng nước nhà và cầu nguyện)



http://baovecovang.wordpress.com/2012/09/18/ngon-ngu-giao-hop/

.

Ông già Noel đã bị bắt

http://hn.24h.com.vn/cuoi-24h/tin-vit-soc-ong-gia-noel-da-bi-bat-c70a425114.html

Tối qua, tổ dân phòng trong lúc tuần tra đêm đã tóm được một người đàn ông nom rất khả nghi trong bộ đồ đỏ chót, râu tóc thì bị trụi húi, mặt đầy vẻ đau đớn, người đi lom khom, một tay ôm giữ chỗ kín, bao tải trên lưng rách te tua, rỗng không.

Ông ta tự xưng là ông già Noel nhưng trong túi không hề có hộ chiếu hay giấy tờ tùy thân gì chứng minh. 

Qua điều tra tổ dân phòng xác định được người đàn ông đó chính xác là ông già Noel. Hội quán 24H được biết, nguyên nhân dẫn tới “thảm cảnh” trên là bởi lúc chập tối khi đi phát quà ngang qua một tiệm “Tẩm quất, giác hơi, nhổ râu, tóc bạc - thanh nữ”, ngỡ ông là đại gia, các nhân viên tiệm này đã chèo kéo lôi ông vào làm dịch vụ, hơn 10 cô gái trẻ khỏe đã “chăm sóc” ông đến nơi đến chốn không cho thanh minh, thanh nga gì. Lúc tính tiền, khám túi không thấy xu keng nào, các cô này đã nổi giận "tẩm quất" ông thêm một lần nữa rồi cướp hết số quà trong bao tải của ông để gá nợ.


Bỉm bán chạy
Theo thống kê của các hãng sản xuất bỉm người lớn tại Việt Nam, năm nay các hãng này tiêu thụ được một lượng hàng khổng lồ, trong đó khách hàng chủ yếu là các ông già Noel làm dịch vụ phát quà, do đặc thù công việc chạy suốt ngày ngoài đường nên những ông Noel này đã chọn giải pháp “đóng bỉm” cho đỡ rắc rối, mất thời gian, thêm nữa hình ảnh ông già Noel đi vệ sinh cũng không lấy gì làm lãng mạn, chẳng may trẻ em hoặc bố mẹ chúng nhìn thấy thì rất dễ mất điểm.

 
.